Bệnh viêm nang lông là gì lại gây tổn thương da nghiêm trọng, khiến nhiều người mệt mỏi, mất tự tin, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nếu có cùng thắc mắc hãy tìm hiểu bài viết sau.
Viêm nang lông là gì?
Viêm lỗ chân lông (hay còn gọi viêm nang lông) là tình trạng viêm nhiễm tại các lỗ chân lông, có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào. Tùy thuộc từng người mà triệu chứng sẽ khác nhau.
Phân loại viêm nang lông
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương hay nguyên nhân bị viêm nang lông mà bệnh được phân loại thành 2 thể gồm:
- Viêm nông: Tình trạng này liên quan đến một phần nang trứng, xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus, nấm Pityrosporum hoặc sử dụng dao cạo lông sai cách…
- Viêm sâu: Là thể bệnh nghiêm trọng, có liên quan đến toàn bộ nang trứng, thường xảy ra do vi khuẩn gram âm, hoặc bạch cầu ái toan…
Nguyên nhân bị viêm lỗ chân lông
Bệnh lý này xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, những nguyên nhân bị viêm nang lông phổ biến nhất là do các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh. Cụ thể như sau:
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: Thường gây viêm các vùng da gáy, râu, nách, chân tóc mai, lông mu hay tuyến bã.
- Nấm Microsporum: Thường gây tổn thương da đầu với biểu hiện là những đám da tròn, bong vảy trắng. Bệnh gây rụng tóc, sẹo da vĩnh viễn đầu hoặc tăng nguy cơ hói đầu.
- Nấm Malassezia: Thường phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm, gây viêm da mặt, gáy, lưng, cánh tay.
- Vi khuẩn gram âm: thường do người bệnh uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây nổi mẩn ở vùng da mặt. Bệnh nặng tạo thành áp-xe nang lông.
- Virus herpes: Thường gây viêm ở ria mép, biểu hiện đặc trưng là các mụn nước nhỏ mọc tập trung, sau vài ngày đóng vảy và bong ra.
- Virus Molluscum contagiosum (u mềm lây): Dễ gây bệnh ở ria mép, râu cằm và có thể tự khỏi sau vài tháng.
- Demodex: Loại ký sinh trùng có thể sinh sôi, phát triển mạnh trên da khi vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
- Tăng bạch cầu ái toan: Yếu tố này thường gặp ở người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi: Khiến da bít tắc, tổn thương, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trên da.
- Vi khuẩn Pseudomonas: xuất hiện ở những người thường xuyên ngâm bồn, tắm nước nóng có Clo hay độ pH không cân bằng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh lý da liễu này còn dễ xảy ra hơn nếu gặp những điều kiện thuận lợi sau:
- Da bị mụn trứng cá.
- Mặc quần áo bó sát, trật, chất liệu không thấm hút mồ hôi, gây bí bách.
- Thường xuyên làm việc hoặc sinh sống ở môi trường có độ ẩm cao, thời tiết nóng.
- Da tiết nhiều mồ hôi, da dầu.
- Sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần dễ gây kích ứng da.
- Tẩy lông, nhổ lông, cạo râu… không đúng cách.
- Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống chứa corticoid trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Vệ sinh da không sạch sẽ.
- Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, béo phì, tiểu đường, suy thận, hệ miễn dịch suy giảm… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Triệu chứng của viêm nang lông
Tùy thuộc vào nguyên nhân, thể bệnh mà triệu chứng có sự khác biệt. Để biết được biểu hiện của bệnh viêm nang lông là gì, bạn có thể dựa vào đặc điểm sau:
- Da nổi mẩn đỏ, mụn nhỏ ở nang lông.
- Xuất hiện quầng đỏ tươi xung quanh nang lông bị viêm.
- Sau vài ngày, mụn sẽ có mủ và dễ bị vỡ, sau đó khô lại, bong vảy.
- Da có cảm giác ngứa rát, đôi khi có mùi hôi tanh khó chịu.
- Trên một số vùng da, mụn có thể mọc dày thành từng đám, gây ngứa ngáy, viêm đỏ, sưng đau và có thể để lại sẹo.
Biến chứng của bệnh viêm nang lỗ chân lông
Ở cấp độ viêm lỗ chân lông nhẹ, biến chứng thường tái đi tái lại hoặc lan sang vùng da khác. Đối với trường hợp bệnh nặng có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Cellulite: Gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở vùng da bị viêm nang lông, ảnh hưởng tới các mô dưới da, lan vào hạch bạch huyết và dẫn vào máu.
- Nhọt: gây mẩn đỏ, đau sưng, nóng ran vùng da. Sau vài ngày tiến triển, tổn thương hóa mủ ở giữa tạo thành nhân mủ, thậm chí hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.
- Sẹo, thâm: Viêm nang lông nặng có thể để lại vết sẹo xấu, sẹo lồi, thâm loang lổ gây mất thẩm mỹ làn da.
- Tiêu hủy nang tóc: nguy cơ dẫn đến rụng tóc và hói vĩnh viễn.
Các vị trí thường bị viêm nang lông
Da đầu
Còn được gọi là viêm chân tóc, viêm nang tóc. Quan sát thấy nổi các sẩn nhỏ ở chân tóc, có vảy, rất ngứa, mọc nhiều ở vùng gáy, hai bên tóc mai là những dấu hiệu của bệnh. Nếu viêm nặng, bệnh có thể lan tới da khác, tiến triển dai dẳng nhiều năm. Nếu gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát, nổi hạch đau 2 bên cổ… dẫn tới suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay cáu kỉnh, suy giảm trí nhớ,…
Mặt
Biểu hiện bệnh viêm nang lông ở mặt là nổi mụn đỏ, đầu trắng, đầu đen, ngứa, sần sùi, lông mặt mọc ngược và xoắn vào trong da. Khi mụn vỡ, bề mặt da sẽ xuất hiện vết trầy xước và đóng vảy. Các nốt mụn này có thể nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám.
Sau khi khỏi, bệnh thường không để lại sẹo nhưng biến chứng của bệnh viêm nang lông có thể để lại vết thâm tồn tại trong thời gian dài. Trường hợp bị viêm nhiễm nặng, có thể lan sâu, gây áp xe, nhọt làm tổn thương nang lông tuyến bã và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Tay
Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu viêm nang lông cánh tay hoặc viêm nang lông ở bắp tay hoặc cả hai vị trí này. Cụ thể là:
- Xuất hiện nhiều nốt sần sùi có màu đỏ, gây ngứa ngáy
- Sợi lông mọc cuộn tròn dưới da gây viêm chân lông ở cánh tay, bắp tay, toàn bộ cánh tay
- Nghiệm trọng hơn có thể biến chuyển thành các nhọt, ổ gà, đinh râu. Khi chuyển thành mụn nước có mủ trắng ở đầu thì lúc sờ vào, các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vẩy làm khô da.
Chân
Thường gặp ở phụ nữ hay cạo lông, tẩy lông chân, chủ yếu do nhiễm trùng
Nách
Đây là phản ứng viêm của một hay nhiều nang lông ở vùng nách với những biểu hiện sau:
- Vùng da nách mẩn đỏ, sưng tấy, người bệnh bị ngứa và nách có mùi
- Xuất hiện mụn đỏ hình chóp chứa mủ. Mủ ở đầu nốt mụn, có chấm vàng ở giữa, quanh mụn có quầng đỏ. Lâu ngày chuyển từ màu đỏ sang thâm tím, sờ vào thấy đau, dễ vỡ và đóng vảy
- Lông nách mọc ngược vào trong, xoắn tròn xuống dưới, không trồi lên bề mặt da, da vùng nách sưng tấy, đỏ ửng,…
Mông
Chủ yếu do tụ cầu, nấm sợi.
Lưng
Xuất hiện nhiều nốt sần đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy, châm chích ở lưng. Nếu bị nặng, các nốt sần chuyển thành nhọt, đinh râu, khi khỏi bệnh sẽ để lại các nốt thâm đen, sẹo xấu. Đáng chú ý, nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời, biến chứng của bệnh viêm nang lông ở lưng có thể phát triển thành mãn tính, nhiễm trùng dưới da, thậm chí lan tới hạch bạch huyết và dẫn vào máu.
Vùng kín
Ngứa ngáy, nổi nốt đỏ hoặc mụn có lông ở giữa, chảy máu hoặc có mủ khi vỡ… là những biểu hiện bệnh viêm lỗ chân lông ở vùng kín.
Viêm nang lông có trị hết được không? Cách điều trị viêm nang lông hiệu quả nhất
Đối với những trường hợp bị viêm nang lông nặng, kéo dài trong thời gian từ 1 – 3 tháng, bạn cần tìm đến cơ sở về Da liễu uy tín để được Bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm lỗ chân lông nhẹ hoặc mới bắt đầu viêm, bạn có thể tự chăm sóc da tại nhà. Chỉ cần áp dụng một số phương pháp dưới đây, bạn sẽ hết sạch viêm nang lông trong thời gian ngắn.
Trị viêm nang lông bằng laser
Đối với những cá nhân muốn trị dứt điểm, mang lại hiệu quả nhanh chóng, không tái phát thì tốt nhất nên tìm đến công nghệ cao. Điều trị viêm lỗ chân lông bằng công nghệ cao sẽ cho kết quả tích cực, tiêu viêm nhanh nhất có thể.
Đột phá công nghệ Filli Bio được FDA Hoa Kỳ và CE Châu Âu chứng nhận an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm nang lông hiện nay. Đặc biệt, công nghệ này không hề gây ra bất kỳ tổn thương hay đau rát nào trên da, không cần nghỉ dưỡng và có thể sinh hoạt bình thường ngay sau khi điều trị.
Sự kết hợp giữa 2 dòng ánh sáng quang phổ và RF sẽ tấn công trực diện nang lông, xóa sạch tận gốc viêm nhiễm trên da, điều hòa tuyến nhờn và ngăn chặn các vi khuẩn, nấm men xâm nhập. Hơn nữa, tia laser cùng với tinh chất đặc trị sẽ đi sâu vào từng nang lông, dọn sạch bụi bẩn làm thông thoáng lỗ chân lông, kháng viêm và hỗ trợ điều trị thâm sạm. Ngoài ra, công nghệ sẽ kích thích sản sinh collagen và elastin giúp tái tạo làn da, tăng cường trao đổi chất giúp tế bào luôn tươi trẻ. Nhờ vậy, làn da của bạn sẽ được mịn màng, săn chắc như chưa từng bị viêm lỗ chân lông.
Sử dụng thuốc Tây trị viêm nang lông
Tác dụng chung của những thuốc này là giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm,… Và mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:
- Các dung dịch sát khuẩn như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon – iod 0.1% được sử dụng 2 – 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.
- Kháng sinh đường uống như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B – lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,… Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh đã phát triển nặng, và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài.
Trị viêm nang lông bằng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài hai phương pháp trên thì điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên cũng là một phương pháp được nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những thứ có sẵn tại nhà mà mang lại hiệu quả cao.
Cách xử lý viêm nang lông đơn giản từ gel lô hội
Ngoài công dụng làm đẹp, gel lô hội còn có khả năng trị viêm nang lông hiệu quả. Phân tích thành phần trong gel lô hội chứa nhiều axit salicylic, Magnesium lactate có khả năng sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng làm sáng da, ngăn sẹo, thâm sau điều trị.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn dùng gel lô hội thoa đều lên da cần điều trị sau đó massage nhẹ nhàng. Kết thúc bằng việc rửa sạch lại vùng da với nước ấm và lau khô.
Dùng tinh dầu hương thảo điều trị viêm lỗ chân lông
Khi sử dụng trên vùng da bị bệnh, tinh dầu hương thảo sẽ phát huy công dụng loại bỏ sạch tế bào chết gây bít tắc và làm thông thoáng lỗ chân lông, phá hủy môi trường sống của vi khuẩn, thúc đẩy lưu thông máu giúp nhanh chữa lành thương tổn.
Để thực hiện, bạn dùng một lượng vừa đủ tinh dầu hương thảo rồi thoa lên vùng da bị viêm, massage thêm khoảng 20 phút. Thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần để làn da được cải thiện tích cực.
Tiêu viêm, hết ngứa với bã cà phê
Sau khi pha cà phê xong bạn đừng vội bỏ phần bã mà hãy tận dụng chúng rồi trộn thêm 3 thìa sữa chua không đường, sau đó chà nhẹ lên vùng da bị viêm. Theo nghiên cứu, bã cà phê chứa một số hoạt chất có tác dụng tương tự như than hoạt tính có khả năng nhẹ nhàng đánh bay tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và nhanh hết viêm. Hãy chăm chỉ thực hiện cách xử lý viêm nang lông đơn giản ngay tại nhà này mỗi ngày 1 lần để làn da nhanh phục hồi nhé.
Trị viêm lỗ chân lông bằng mỡ trăn
Thành phần axit béo không bão hòa trong mỡ trăn cùng các hoạt chất steroid, omega 3 hoạt động như một phương thuốc kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng nang lông, đồng thời tăng cường dưỡng ẩm làm dịu cơn ngứa, se khít lỗ chân lông giúp da trở nên mềm mại hơn.
Để thực hiện, bạn dùng tăm bông thấm nhẹ mỡ trăn rồi thoa lên vùng da bị viêm. Giữ nguyên trong 1 giờ hoặc để qua đêm để mỡ trăn thẩm thấu sâu vào da và rửa sạch lại với nước lạnh vào sáng hôm sau.
Mẹo chữa viêm nang lông cực dễ bằng trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng EGCG dồi dào, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trú ẩn trong các nang lông. Chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi những tác hại của vi khuẩn, tia UV có trong ánh nắng mặt trời và các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, các vitamin A, B, C, Flavonoid, kali và fluor được tìm thấy trong lá trà còn giúp làm sạch tế bào chết trên da, kích thích sản sinh collagen – elastin làm săn chắc làn da, tạo điều kiện cho tổn thương chóng lành.
Hãy dùng một nắm lá trà xanh còn tươi (500g) rửa sạch, vò nát rồi ủ trong nước sôi khoảng 10 phút (hoặc đun trong nước sôi vài phút). Dùng nước trà xanh ngâm và rửa vùng da bị viêm. Kết hợp dùng bã xát nhẹ lên da để làm sạch chất nhờn và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, đồng thời khai thông đường dẫn các dưỡng chất thấm sâu xuống da.
Da hết viêm ngứa, láng mịn hơn với cám gạo
Các thành phần protein, vitamin B, E, niacin, biotin trong cám gạo chính là vũ khí tuyệt vời để chống lại tình trạng viêm nang lông tại nhà. Ngoài tác dụng làm sạch vi khuẩn và các chất cặn bã trong lỗ chân lông, những dưỡng chất trên còn kích thích cơ chế tự sản sinh tế bào mới giúp chữa lành tổn thương tự nhiên, không để lại vết tích xấu xí trên da.
Đầu tiên, bạn trộn cám gạo với một lượng sữa tươi vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc sệt, sau đó đắp lên da và massage nhẹ nhàng. Để từ 20 – 30 phút cho các dưỡng chất trong cám gạo phát huy tác dụng rồi hãy rửa lại da cho sạch.
Lưu ý giúp phòng ngừa viêm nang lông tái phát
Để phòng ngừa tái phát viêm lỗ chân lông làm thế nào, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, bổ sung chế độ nhiều rau xanh, củ quả giúp da khỏe mạnh.
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ tránh hiện tượng lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn, tế bào chết tích tụ hoặc tuyến dầu hoạt động mạnh.
- Sử dụng các loại xà phòng, sữa rửa mặt, dầu gội và các sản phẩm chăm dưỡng da phù hợp, có nguồn gốc thiên nhiên nhằm tránh gây kích ứng da.
- Chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt; không nên mặc quần áo chật, bó sát.
Câu hỏi thường gặp
Bị viêm nang lông có nên triệt lông không?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều người chia sẻ lại khi đến Taza Skin Clinic. Thực tế càng cạo, tẩy, wax lông… càng hủy hoại gây tổn thương làn da. Do đó, việc áp dụng phương pháp tẩy lông truyền thống khi bị viêm nang lông là không khả thi. Thay vào đó bạn nên tìm kiếm và thay thế triệt lông bằng công nghệ cao, điển hình như Laser New IPL Extra tại Viện thẩm mỹ Taza Skin Clinic chính là giải pháp hoàn hảo bạn có thể tìm đến.
Trị viêm nang lông bao lâu thì khỏi?
Điều này còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị và cơ địa mỗi người. Thông thường, với những công nghệ cao như FILLI BIO đang áp dụng thành công tại Taza Skin Clinic thì chỉ cần 1 liều trình (từ 3-5 buổi) là đã cho kết quả rõ rệt. Ngoài điều trị dứt điểm viêm nang lông ở mọi vị trí, công nghệ FILLI BIO còn hỗ trợ làm sáng đều màu da, tiêu viêm, bật gốc nang lông mọc cuộn tròn dưới da, trả lại làn da mướt mịn tự nhiên.
Trị viêm nang lông có kiêng cử, nghỉ dưỡng gì không?
Điều trị viêm nang lông bằng công nghệ FILLI BIO, khách hàng hoàn toàn không phải kiêng cử hay mất thời gian nghỉ dưỡng. Quá trình điều trị cũng chỉ mất khoảng 60 phút/ lần nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc cá nhân..
Trên đây là những thông tin hữu ích Taza Skin Clinic muốn chia sẻ cùng quý chị em. Mọi thắc mắc vui lòng gọi đến Hotline 1900 2664 để hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Taza Skin Clinic
10 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ, Taza Skin Clinic quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia tư vấn, kỹ thuật viên hùng hậu có tay nghề cao, giỏi chuyên môn, trở thành điểm đến nâng tầm diện mạo của hơn 25.000 khách hàng mỗi năm.