Nám da vô hại cho sức khỏe nhưng lại trở thành “nỗi kinh hoàng” của phái đẹp. Trong bài viết này, Taza Skin Clinic sẽ giúp chị em hiểu rõ nám da là gì? Nguyên nhân gây nám da xuất hiện nhiều ở phụ nữ cũng như phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay.
Rất nhiều trường hợp chị em loay hoay trong việc xử lý nám nhưng lại khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Hiểu rõ để loại bỏ nám đúng cách là bước đầu tiên trong việc quét sạch những đốm đậm màu hiệu quả và ngăn chúng không quay lại.

Nám da là gì?
Nám da là những đốm sẫm màu với nhiều mức độ đậm nhạt, kích thước khác nhau, thường nằm rải rác hay tập trung thành chùm hai bên gò má, vùng chữ T (trán, mũi, cằm)… Đôi khi nám da cũng có thể xuất hiện ở vai, cánh tay và lưng.
Dưới góc độ y học: Nám da (hay còn được gọi với một số cái tên khác như melasma hay chloasma) chính là những sắc tố Melanin tự nhiên của da tạo nên. Trong đó, Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da con người. Nghĩa là làn da của bạn có màu trắng, vàng hay nâu... được quyết định bởi Melanin. Vậy, Melanin tác động như thế nào đến quá trình hình nám da?
Cơ chế hình thành nám là gì?
Theo kết quả các nghiên cứu đã chỉ rõ, Melanin được sinh ra bởi tế bào sắc tố Melanocyte - Một loại tế bào nằm ở lớp đáy của tầng biểu bì. Hắc tố này là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (hơn 99,9% tia UV trong ánh nắng), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi các tia UVA1, UVA2, UVB và chuyển hóa chúng thành nhiệt.
Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có sự che chắn, tế bào Melanocyte sẽ nhận biết tác hại và tự động sản xuất và điều động melanin đến vùng da ấy để bảo vệ.
Nếu Melanin được sản xuất quá nhiều sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định, nếu không được phân hủy hết khiến vùng da đó đen sạm hơn. Hiện tượng này gọi là bệnh nám da.
Do vậy, để loại bỏ nám da mặt hiệu quả cần kết hợp giữa việc ức chế hoạt động quá mức cho phép của các tế bào Melanocyte nhằm ngăn chặn sản sinh hắc sắc tố melanin.
Đồng thời kích thích chu kỳ thay tế bào da tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh hơn để loại bỏ tận gốc tế bào da sẫm màu, chặn đứng tái phát. Làn da sẽ sản sinh các lớp tế bào mới trắng khỏe và mịn màng.
Cơ chế hình thành nám da
Các loại nám da thường gặp
Thông thường, nám da được chia thành 3 loại, cụ thể như sau:
- Nám mảng (còn gọi là nám biểu bì): xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nằm ở lớp trên cùng của da, dễ điều trị dứt điểm nhất.
- Nám chân sâu (hay còn gọi là nám đốm): Có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Khi soi trên máy có thể thấy chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Đây là loại nám khá “cứng đầu” và khó điều trị.
- Nám hỗn hợp: Khi da xuất hiện cả 2 loại nám kể trên. Loại này diễn biến phức tạp và khó điều trị nên cần nhiều thời gian hơn.
Dấu hiệu nhận biết nám da
Để xác định bản thân có nám da hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện:
- Màu sắc của mảng nám sẽ từ nhạt đến nâu vàng, nâu sậm và không đồng nhất.
- Các vết nám thường xuất hiện ở gò má, trán, mũi, đối xứng ở hai bên của khuôn mặt.
- Nám thường đậm màu và lan nhanh sang vùng da xung quanh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Mặc dù có thể tự chẩn đoán tại nhà, tuy nhiên bệnh nám da mặt rất dễ bị nhầm tưởng với các biểu hiện của ung thư da hay những bệnh lý ngoài da khác. Bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất, đặc biệt là khi tình trạng nám của bạn trở nên nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết nám
Nguyên nhân gây nám da là gì?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản sinh hắc tố melanin gây ra bệnh nám da, liên quan đến các yếu tố bên trong lẫn tác động của môi trường bên ngoài cơ thể:
Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
- Di truyền: Nếu thế hệ trước có người bị nám tàn nhang thì con sinh ra sẽ sẵn gen bị nám
- Rối loạn sắc tố: Khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyrosine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều khiến tế bào Melanocyte hoạt động mạnh, không ngừng sản sinh hắc tố Melanin gây nám da
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thường thấy khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, , mang thai, mãn kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…
- Nám cũng có thể được sinh ra khi cơ thể mắc một số bệnh phụ khoa mãn tính hoặc do di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da để lại.
- Do tâm trạng, tinh thần căng thẳng kéo dài…
Nguyên nhân từ bên ngoài
- Do chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. Việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe… trong thời gian dài cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh nám da.
- Dùng thực phẩm chức năng, thuốc tránh thai, mỹ phẩm… không đúng cách hoặc lạm dụng làm giảm sức đề kháng khiến da mỏng yếu, dễ bắt nắng
- Do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm…
Bệnh nám da có trị tận gốc được không?
Với nền Y học, thẩm mỹ phát triển như hiện nay thì nám da hoàn toàn có thể chữa khỏi tận gốc, ngăn chặn nguy cơ trở lại làm phiền. Quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng liệu trình được hướng dẫn và phải kiên trì thực hiện.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm chăm sóc cũng như bảo vệ da, nhất là những tình trạng nám nặng, lâu năm. Ngược lại, nếu bạn chỉ áp dụng được một thời gian ngắn rồi bỏ cuộc thì sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hiện nay có rất nhiều cách để chữa bệnh nám như sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dùng kem đặc trị, thực phẩm chức năng, peel da… Tuy nhiên, chúng chỉ tác động bên ngoài bề mặt da, mang tính “chữa cháy” tạm thời, chân nám vẫn còn bên trong, vì thế sẽ tiếp tục phát triển và trồi lên.
Thay vào đó, chị em có thể tìm hiểu và lựa chọn công nghệ PRP huyết tương giàu tiểu cầu để loại bỏ tận gốc chân nám từ trong ra ngoài. Phương pháp sử dụng máu từ chính cơ thể người điều trị nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác phụ.
Sau khi được xử lý, chiết tách thông qua hệ thống quay ly tâm hiện đại để loại bỏ hồng cầu và bạch cầu, chỉ giữ lại phần huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được bác sĩ đưa ngược vào trong cơ thể.
Các yếu tố tăng trưởng (PDGF, TGF b, VEGF, EGF FGF, IGF…) có trong huyết tương giàu tiểu cầu đi sâu xuống da lập tức cải tổ, tái tạo da, kích thích sản sinh collagen và tế bào mới. Từ đó, ngăn chặn Melanocyte sản sinh melanin, cắt đứt chân nám ẩn sâu dưới trung bì và hạ bì, xóa mờ các đốm sắc tố trên biểu bì, phục hồi hư tổn và trẻ hóa làn da nhanh chóng. Kết thúc liệu trình, bạn hoàn toàn có thể lấy lại làn da trắng sáng, mịn màng và khỏe mạnh.
Hình ảnh trước – sau khi điều trị nám bằng PRP 4.0
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nám da
Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng nám da, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh
Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng cho da mịn màng, khỏe khoắn.
Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái không những giảm stress mà còn giúp tránh rối loạn nội tiết tố gây nám da.
Hạn chế tác động từ ánh nắng mặt trời
Bảo vệ làn da khỏi tác động từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời là một cách để giảm tình trạng nám da. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở thời điểm mật độ tia UV cao (từ 9h – 16h), sử dụng các loại kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp, mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vàng, mang găng tay chống nắng…
Cẩn thận với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào bạn nên tìm hiểu thông tin và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm đó tránh dẫn đến những hệ quả khôn lường cho da như dị ứng, nổi mụn, nám sạm…
Một số câu hỏi thường gặp về bênh nám da
Những ai có nguy cơ bị nám da?
- Những người có làn da trắng hơn thường ít bị nám hơn những người có làn da nâu sẫm hơn hoặc những người có làn da rám nắng tốt.
- Nám da thường gặp nhất ở phụ nữ 20-50 tuổi (phụ nữ trong độ tuổi sinh sản), trong đó nám ở phụ nữ mang thai và sau sinh khá phổ biến.
- Nam giới ít khi bị nám da hơn nữ giới. Khoảng 10% những người bị nám da là nam giới, 90% là nữ giới.
- Bệnh cũng liên quan đến đến địa lý, chủng tộc và màu da khi mà phụ nữ châu Á, da màu có tỷ lệ nám da cao hơn so với phụ nữ da trắng.
- Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu uống thuốc tránh thai và nội tiết tố.
Tại sao phụ nữ bị nám da khi mang thai?
Phụ nữ mang thai có mức tăng của các hormone estrogen và progesterone. Những nội tiết tố này được cho là nguyên nhân gây ra nám da.
Trị nám có đau không?
Nám da là vô hại. Nó không gây đau, ngứa hoặc khó chịu theo bất kỳ cách nào.
Nám có nổi lên trên da không?
Vết nám da trên mặt thường phẳng. Hãy tới ngay các bệnh viện da liễu hoặc thẩm mỹ viện nếu bạn có lo lắng về một loại rối loạn da khác.
Tàn nhang có phải là nám da không?
Nám đốm đôi khi có thể bị nhầm với tàn nhang nhưng chúng không phải là tình trạng da giống nhau.
Nám da có phải ung thư không?
Nám da không phải là ung thư, là dấu hiệu của ung thư hoặc một tình trạng da “chuyển thành” ung thư. Tuy nhiên, có những bệnh ung thư da có thể giống với nám da, vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để xác định chẩn đoán chính xác.
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ nám da, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được tham vấn và có hướng điều trị thích hợp. Bởi nám càng điều trị sớm, càng nhanh khỏi cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian.
Trên đây là toàn bộ giải đáp xung quanh thắc mắc nám da là gì? và nguyên nhân gây nám da. Hi vọng chị em sẽ dành ít phút tham khảo để cập nhật những kiến thức bổ ích, sớm lựa chọn được phương cách điều trị phù hợp, dứt điểm. Chúc chị em thành công!
Nguồn tham khảo bài viết: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma
